Quyết tâm cao để gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

22/04/2024 17:29

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đề nghị các bộ, ngành liên quan cũng như các địa phương thể hiện quyết tâm cao để gỡ bỏ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024 - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Chiều 22/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu trụ sở Trung ương Đảng tại Hà Nội đến 28 tỉnh, thành phố có biển.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan.

Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ để thực hiện hiệu quả Chỉ thị

Trình bày Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển hai thực hiện Chỉ thị số 32, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu rõ, mục đích, yêu cầu đặt ra là cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư; xác định công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản; thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" trong năm 2024.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu trụ sở Trung ương Đảng tại Hà Nội đến 28 tỉnh, thành phố có biển - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Từ mục đích, yêu cầu nêu trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đề cập đến các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đến tháng 5 năm 2024 trong chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo "Thẻ vàng", trong đó nhấn mạnh yêu cầu: Nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với công tác chống khai thác IUU.

Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan chống khai thác IUU để xử lý dứt điểm tàu cá "3 không"; nâng cao năng lực thực thi pháp luật, xử lý các hanh vi vi phạm khai thác IUU; đặc biệt là hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt pháp luật về thủy sản trong quản lý đội tàu, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, tại cảng, xuất, nhập bến phải tuân thủ đầy đủ theo quy định pháp luật.

Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.

Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Về nhiệm vụ, giải pháp dài hạn phát triển bền vững ngành thủy sản, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thủy sản; thực hiện mạnh mẽ giải pháp chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề bền vững, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển, giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản cho ngư dân; đảm bảo số lượng tàu cá và cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển; cải thiện sinh kế, nâng cao cuộc sống của cộng đồng ngư dân ven biển và hải đảo.

Kiện toàn, nâng cao năng lực, đảm bảo cơ chế, chính sách cho các lực lượng thực thi pháp luật, lực lượng kiểm ngư từ trung ương đến địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan để quản lý, thực thi hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật về thủy sản.

Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng thuỷ sản; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành thuỷ sản phát triển lâu dài, gắn với bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế bền vững; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.

Tăng cường hợp tác quốc tế về thủy sản, đàm phán, phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước, giải quyết các tranh chấp trên biển; tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an ninh, an toàn cho ngư dân khai thác trên biển; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trong thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế về bảo vệ đại dương, môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản.

Triển khai thực hiện các quy hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thủy sản; đảm bảo thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 20230, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong tổ chức thực hiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ phân công rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, phát triển bền vững ngành thủy sản với tiến độ hoàn thành và sản phẩm đạt được cụ thể, đảm bảo thực hiện có hiệu lực, hiệu quả Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư.

Nhận thức đầy đủ, hành động quyết liệt

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nêu rõ: Từ năm 2017, khi nhận cảnh báo "Thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC), Việt Nam đã nhận thức được những tác động tiêu cực của vấn đề này đối với phát triển ngành thủy sản lâu dài. Từ đó đến nay, vấn đề này càng được nhận thức sâu sắc và đầy đủ từ cấp ủy Đảng đến hệ thống chính trị, các địa phương, nhận thức của ngư dân, người lao động có liên quan. Hành động cũng ngày càng mạnh mẽ, tích cực hơn.

"Có nhận thức đủ mới hành động đủ, cần có quyết tâm đủ để thực hiện mục tiêu, giải pháp của Chỉ thị 32-CT/TW. Đặc biệt, mục tiêu rất cao là gỡ bỏ ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024", Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

Theo Thường trực Ban Bí thư, Chỉ thị 32-CT/TW đã xác định đây là vấn đề quan trọng, cấp bách, lâu dài. Ảnh hưởng tiêu cực từ cảnh báo "Thẻ vàng" đã thấy rõ: Hàng hóa, thủy sản xuất khẩu đến châu Âu phải kiểm soát 100% (thay cho kiểm tra theo xác suất). Chi phí doanh nghiệp cũng tăng lên. Về lâu dài, nếu không gỡ bỏ được cảnh báo "Thẻ vàng" sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thủy sản, phát triển đất nước mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân, người lao động có liên quan.

Trên tinh thần đó, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đề nghị các bộ, ngành liên quan cũng như các địa phương thể hiện quyết tâm cao để gỡ bỏ cảnh báo "Thẻ vàng" trong năm 2024. Trong đó, trách nhiệm đầu tiên là các cơ quan, tổ chức, các địa phương có liên quan, các đội tàu cá, hợp tác xã, ngư dân, người lao động, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên báo cáo Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Bí thư về những địa phương, đơn vị làm tốt, địa phương chưa làm tốt để làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đó. Thường trực Ban Bí thư tin tưởng, dù còn nhiều thách thức, nhưng khi nhận thức đầy đủ, hành động quyết liệt thì có thể đạt được mục tiêu đề ra.

Về lâu dài, cần quan tâm, cấu trúc lại nghề cá theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững; quan tâm tạo sinh kế phù hợp, nâng cao đời sống ngư dân, người lao động có liên quan; đồng thời phải có chính sách bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản lâu dài, trên cơ sở đó, nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín của Việt Nam.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị kịp thời biểu dương những cá nhân, cơ quan, địa phương, đơn vị thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời nhắc nhở những cá nhân, đơn vị chưa chấp hành nghiêm. Quá trình này cần chú trọng tạo sự đồng thuận, quan tâm hỗ trợ cuộc sống, động viên ngư dân, người lao động; bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ngư dân.

Nguồn: Baochinhphu.vn
Cùng chuyên mục
Ngăn tội phạm ma túy từ biên giới
Ngăn tội phạm ma túy từ biên giới

Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Tĩnh đã phát hiện, ngăn chặn thành công nhiều vụ việc vận...

Đồn Biên phòng đảo Trường Sa đẩy mạnh tuyên truyền chống khai thác IUU
Đồn Biên phòng đảo Trường Sa đẩy mạnh tuyên truyền chống khai thác IUU

Thiếu tá Nguyễn Văn Trường, Đồn trưởng Đồn Biên phòng huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, thực hiện nghiêm các chỉ đạo...

Thanh Hóa đồng hành cùng ngư dân gỡ thẻ vàng IUU
Thanh Hóa đồng hành cùng ngư dân gỡ thẻ vàng IUU

Là một trong những địa phương ven biển với chiều dài bờ biển 102km, trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa có tốc độ...

Hà Giang: Khởi sắc từ những mô hình sinh kế giúp người dân biên giới thoát nghèo
Hà Giang: Khởi sắc từ những mô hình sinh kế giúp người dân biên giới thoát nghèo

Trao sinh kế là cách làm thiết thực, hiệu quả giúp đồng bào nơi biên giới thay đổi tư duy, nhận thức để phát triển...

Gỡ điểm nghẽn tại cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
Gỡ điểm nghẽn tại cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai

Từ đầu tháng 4 đến nay, lưu lượng hàng nông sản xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào...

Ninh Thuận: Tạo động lực tăng trưởng mới từ kinh tế biển
Ninh Thuận: Tạo động lực tăng trưởng mới từ kinh tế biển

Với bờ biển dài hơn 105 km và vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, Ninh Thuận có tiềm năng, lợi thế lớn để phát...

Chính thức khai trương tuyến tàu cao tốc TP Hồ Chí Minh - Côn Đảo
Chính thức khai trương tuyến tàu cao tốc TP Hồ Chí Minh - Côn Đảo

Sáng 13/5, tại Cảng Hiệp Phước Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh), Cảng Hiệp Phước và Công ty Cổ phần tàu cao tốc Phú Quốc...

Xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia
Xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Quảng Ninh: Sức hút du lịch biển đảo Cô Tô
Quảng Ninh: Sức hút du lịch biển đảo Cô Tô

Quảng Ninh: Sức hút du lịch biển đảo Cô Tô

Khẳng định thế mạnh tam giác du lịch biển
Khẳng định thế mạnh tam giác du lịch biển

Với lợi thế đường bờ biển dài, đẹp, phong cảnh thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú nên Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo...

Phối hợp kiểm tra đoạn biên giới, mốc quốc giới
Phối hợp kiểm tra đoạn biên giới, mốc quốc giới

Ngày 9/5, đoàn công tác do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Huyện ủy, UBND...

Tuần tra, quản lý, bảo vệ tuyến biên giới Việt Nam - Lào qua Thừa Thiên Huế
Tuần tra, quản lý, bảo vệ tuyến biên giới Việt Nam - Lào qua Thừa Thiên Huế

Trong hai ngày 8 và 9/5, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiểm tra công...

Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tiếp xã giao Tư lệnh Lực lượng biên giới Australia
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tiếp xã giao Tư lệnh Lực lượng biên giới Australia

Sáng 8/5, tại Cục đối ngoại, Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã có buổi...

Hội đàm giữa đoàn đại biểu Thành ủy Cao Bằng và đoàn đại biểu Thành ủy Tịnh Tây (Trung Quốc)
Hội đàm giữa đoàn đại biểu Thành ủy Cao Bằng và đoàn đại biểu Thành ủy Tịnh Tây (Trung Quốc)

Sáng 9/5, tại thành phố Cao Bằng diễn ra cuộc hội đàm giữa đoàn đại biểu Thành ủy Cao Bằng (Việt Nam) và đoàn đại...

Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Đắk Lắk triển khai kế hoạch đón nhận hài cốt liệt sĩ từ Campuchia về nước
Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Đắk Lắk triển khai kế hoạch đón nhận hài cốt liệt sĩ từ Campuchia về nước

Ngày 9/5, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức Lễ đón nhận, truy điệu, an...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Thắp lên tình yêu biên cương Tổ quốc
Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Đắk Lắk triển khai kế hoạch đón nhận hài cốt liệt sĩ từ Campuchia về nước
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Tuần tra song phương biên giới cấp tỉnh Nghệ An-Xiêng Khoảng (Lào)
Gỡ điểm nghẽn tại cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phối hợp kiểm tra đoạn biên giới, mốc quốc giới
Phản ứng của Việt Nam về việc Camphuchia triển khai kênh đào Funan Techo
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Đồn Biên phòng đảo Trường Sa đẩy mạnh tuyên truyền chống khai thác IUU
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh giao lưu-hợp tác với thành phố Bách Sắc của Trung Quốc
Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng: Chung tay bảo vệ biên giới biển bình yên, phát triển
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Sinh hoạt chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và ngoại giao
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nâng cao nhận thức pháp luật về biển đảo cho ngư dân
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh kết nối giao thông đường bộ, đường sắt tại khu vực các tỉnh biên giới hai nước
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phát hiện, xử lý vi phạm về giám sát hành trình tàu cá
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông