Tăng cường hợp tác tại Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam

01/03/2024 17:04

Các Chủ tịch Ủy ban điều phối chung 3 nước bắt tay thể hiện sự đoàn kết sau khi ký Biên bản Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 13 Khu vực Tam giác phát triển CLV. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Ngày 1/3 đã diễn ra Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 13 Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) tại tỉnh Attapeu, Nam Lào.

Hội nghị diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào Khamjane Vongphosi; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Thương mại Campuchia Cham Nimul.

Tham dự Hội nghị còn có đông đảo đại diện lãnh đạo các bộ ngành liên quan của ba nước; chính quyền, các sở, ngành của 13 tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước (Việt Nam), Sekong, Attapeu, Salavan, Champasak (Lào) và Stung Treng, Rattanakiri, Mondul Kiri, Kratie (Campuchia)...

Tại Hội nghị các Bộ trưởng ghi nhận sự hợp tác tích cực của ba nước trong việc hoàn thiện Báo cáo rà soát tình hình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Khu vực Tam giác phát triển CLV đến năm 2020 và đề xuất dự thảo Tầm nhìn Tam giác phát triển CLV đến năm 2030 cũng như những năm tiếp theo. Các Bộ trưởng cũng nhất trí trình Báo cáo và đề xuất nêu trên lên Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển CLV lần thứ 12 tại Campuchia vào năm 2024.

Các Bộ trưởng yêu cầu các tổ chức liên quan của ba nước phối hợp thống nhất các kế hoạch hành động của Kế hoạch phát triển du lịch cho Khu vực Tam giác phát triển CLV 2020-2025 và Tầm nhìn đến năm 2030 cũng như Kế hoạch phát triển công nghiệp cao su bền vững trong Khu vực Tam giác phát triển CLV đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao Tam giác phát triển CLV lần thứ 11.

Các Bộ trưởng đánh giá cao nỗ lực của ba nước trong việc thực hiện Hiệp định Xúc tiến và Tạo thuận lợi Thương mại cho Tam giác phát triển CLV; yêu cầu các cơ quan, địa phương liên quan trong Tam giác phát triển CLV tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối kinh doanh và thu hút các doanh nghiệp của các nước khác tham gia hợp tác đầu tư và thương mại trong Tam giác phát triển CLV.

Các Bộ trưởng cũng ghi nhận thành công bước đầu trong việc xây dựng danh mục nhiệm vụ, chương trình, dự án, kế hoạch triển khai Kế hoạch hành động Kết nối kinh tế CLV đến năm 2030; khuyến khích các nước CLV hợp tác chặt chẽ để tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển trong CLV, đặc biệt trong việc triển khai Kế hoạch hành động Kết nối kinh tế CLV đến năm 2030.

Các Bộ trưởng còn tái khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề đối ngoại và an ninh thông qua các cơ chế hợp tác CLV hiện có cũng như các khuôn khổ hợp tác song phương khác nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển bền vững và thịnh vượng trong TA CLV; Nhất trí tăng cường hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, xói mòn bờ sông, v.v., sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới, bảo tồn đa dạng sinh học, kinh tế xanh và tuần hoàn, du lịch... nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững và toàn diện trong Khu vực Tam giác phát triển CLV và 3 nước...

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với Lào và Campuchia, coi đây là nhiệm vụ chiến lược và dành ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bộ trưởng cho biết sau 25 năm kể từ khi thiết lập khu vực Tam giác phát triển, ba nước CLV đã phối hợp thực hiện nhiều hoạt động hợp tác chung, đã và đang góp phần xây dựng khu vực Tam giác phát triển CLV không chỉ trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo và tăng cường sự kết nối với khu vực mà còn thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi giữa Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức và người dân của ba nước thông qua sự hợp tác toàn diện ở các lĩnh vực gồm giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, thương mại, đầu tư, công nghiệp, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, du lịch, y tế, văn hóa, lao động, giáo dục, môi trường, khoa học và công nghệ.

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, bên cạnh những kết quả của khu vực đã đạt được trong thời gian qua, phải thẳng thắn thừa nhận thực tế rằng những kết quả này vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng đặt ra, chưa thực sự tạo được bước đột phá để phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong khu vực.

Để thúc đẩy việc triển khai cũng như xây dựng định hướng, kế hoạch hợp tác của Khu vực Tam giác phát triển CLV cho các năm tiếp theo, đòi hỏi ba nước cần phải có những giải pháp đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và cải cách thể chế. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đề xuất 3 nước CLV cần ưu tiên nguồn lực cho phát triển các tuyến giao thông huyết mạch phục vụ vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển, các trung tâm thương mại; Cần có giải pháp đồng bộ phát triển nguồn nhân lực nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực khu vực có thế mạnh như nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, khai khoáng, du lịch...

Bên cạnh đó, ba nước cũng cần tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác thuộc các lĩnh vực, cụ thể. Cần tiếp tục phổ biến và xây dựng Kế hoạch hành động thúc đẩy triển khai hiệu quả các Hiệp định, Thỏa thuận đã thống nhất và ký kết trong khuôn khổ hợp tác của khu vực Tam giác phát triển CLV, bao gồm cả các Hiệp định, Thỏa thuận hợp tác song phương đã được ký kết giữa các nước; Tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù cho khu vực Tam giác phát triển CLV để khuyến khích thương mại-đầu tư, trong đó chú trọng thương mại biên giới và phát triển kinh tế cửa khẩu trên đất liền giữa ba nước, xây dựng hạ tầng cơ sở biên giới.

Đơn giản hóa thủ tục vận chuyển hàng hóa qua biên giới, bảo quản nông sản, kiểm định chất lượng... góp phần giảm chi phí về lao động, phương tiện đi lại…; Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, điện mặt trời, điện gió, công nghiệp khai thác, chế biến được triển khai trong khu vực; Triển khai nhanh, hiệu quả Kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, rút ngắn khoảng cách phát triển với các thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khác.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, bên cạnh hợp tác phát triển kinh tế, 3 nước cũng cần chú trọng tăng cường hợp tác về an ninh-đối ngoại, xã hội, môi trường; tăng cường sự hợp tác giữa các tỉnh trong khu vực...

Kết thúc Hội nghị, các Chủ tịch Ủy ban điều phối chung ba nước đã ký Biên bản Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 13 Khu vực Tam giác phát triển CLV, yêu cầu các Bộ trưởng, cơ quan, địa phương liên quan của ba nước tích cực triển khai các cam kết được đưa ra trong báo cáo này.

Tam giác phát triển khu vực biên giới Campuchia, Lào và Việt Nam được Thủ tướng ba nước quyết định thành lập vào năm 1999 nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác ba nước để bảo đảm an ninh, ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực.

Trong 25 năm qua, Việt Nam tham gia rất tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng đối với Tam giác phát triển CLV. Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào khu vực này 110 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 3,7 tỷ USD./.

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Quân chủng Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Quân chủng Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Chiều 25/7, Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không cảnh báo,...

Khai thác tiềm năng, tạo đột phá phát triển kinh tế ven biển ở Nam Định
Khai thác tiềm năng, tạo đột phá phát triển kinh tế ven biển ở Nam Định

Tỉnh Nam Định hiện đang tập trung phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng ven biển, nhằm hình...

Lai Châu tuần tra liên hợp chấp pháp trên biên giới Việt Nam-Trung Quốc
Lai Châu tuần tra liên hợp chấp pháp trên biên giới Việt Nam-Trung Quốc

Ngày 26/7, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Chi đội Quản lý Biên giới Hồng Hà, Trạm Kiểm tra Biên phòng...

Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển Quốc gia
Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển Quốc gia

Ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 139/2024/QH15 về Quy hoạch không gian...

Bạc Liêu: Khắc phục
Bạc Liêu: Khắc phục "thẻ vàng": Kiên quyết chặn tàu cá khai thác bất hợp pháp

Chiều 18/7, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị chuyên đề về Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không...

Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Ngày 18/7, Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện phương thức giao nhận hàng...

Triển khai toàn diện, đồng bộ, có chiều sâu công tác tuyên truyền biển, đảo
Triển khai toàn diện, đồng bộ, có chiều sâu công tác tuyên truyền biển, đảo

Sáng 19/7, tại TP Hải Phòng, Đảng ủy, Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm Chương trình phối hợp tuyên...

Khai thác hải sản xa bờ gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo
Khai thác hải sản xa bờ gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo

Biển và kinh tế biển có vị trí đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có biển trong quá trình phát triển. Trong...

Kon Tum - Attapư: Phối hợp chặt chẽ trong xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu
Kon Tum - Attapư: Phối hợp chặt chẽ trong xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu

Thời gian qua, hoạt động xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Việt Nam) và Cửa khẩu Quốc...

Hội nghị rút kinh nghiệm về thực hiện Cơ chế liên lạc đường dây nóng lần thứ 4 giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Uỷ ban Quốc gia An ninh hàng hải Campuchia
Hội nghị rút kinh nghiệm về thực hiện Cơ chế liên lạc đường dây nóng lần thứ 4 giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Uỷ ban Quốc gia An ninh hàng hải Campuchia

Ngày 16/7/2024, tại Phnom Penh, Campuchia, Đoàn cán bộ cấp cao Cảnh sát biển Việt Nam do Thiếu tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh...

Vùng 4 Hải quân: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
Vùng 4 Hải quân: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Sáng 16/7, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng...

Cảng biển Việt Nam sẵn sàng đón những siêu tàu thế giới
Cảng biển Việt Nam sẵn sàng đón những siêu tàu thế giới

Hệ thống cảng biển Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn nhất thế giới, thu hút được 40 hãng tàu lớn...

Tín hiệu vui từ Cảng Cam Ranh
Tín hiệu vui từ Cảng Cam Ranh

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Công ty Cổ phần Cảng Cam Ranh đón hàng trăm lượt tàu hàng thông qua cảng, đưa doanh thu...

Đưa Bái Tử Long - Vân Đồn - Cô Tô trở thành tuyến du lịch biển đảo trọng điểm
Đưa Bái Tử Long - Vân Đồn - Cô Tô trở thành tuyến du lịch biển đảo trọng điểm

Vân Đồn - Bái Tử Long - Cô Tô và tuyến du lịch biển đảo là các điểm đến đẹp, có thương hiệu của du...

Tình quân dân nơi biên giới
Tình quân dân nơi biên giới

Những năm qua, Trung đoàn 877 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang) không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, chỉ huy...

Tin đọc nhiều
Giao lưu sĩ quan trẻ Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ tư sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tại Trung Quốc
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Tuần tra song phương Quảng Bình-Khăm Muồn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam đã mang đến thành phố cảng Đại Liên nhiều thông điệp quan trọng
Bến Tre tăng cường các giải pháp chống khai thác IUU
Tổ chức kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng Phúc Sơn, Nghệ An với Đại đội 257, Bolikhamsai, Lào
Rộn ràng Liên hoan du lịch biển Nha Trang
Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển trên tất cả các lĩnh vực
Chung tay triển khai chương trình “Ánh sáng đường biên”
Quyết tâm cao gỡ cảnh báo
Bến Tre tập trung cao độ chống khai thác IUU
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo
Bình Thuận tiếp tục triển khai quyết liệt giải pháp phòng chống khai thác IUU
Từ ngày 1/8: Xét xử nghiêm các vụ đánh bắt thủy sản bất hợp pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Thượng viện Indonesia
Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 39
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Phiên họp thứ 10 Nhóm Công tác liên hợp giữa 4 tỉnh biên giới (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Góp phần bảo đảm an toàn tuyệt đối vùng biển Đông Nam của Tổ quốc
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba
Tập trung rà soát, xử lý nghiêm các tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình
Vùng 1 Hải quân thông tin tình hình biển, đảo tại Nghệ An
  Trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên công tác tại Trường Sa
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Việt Nam ủng hộ cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Ninh Bình và Hà Tĩnh
Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông