Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

07/03/2024 16:54

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước Cao Bằng sẽ mang tới cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ về vùng đất, con người nơi địa đầu Tổ quốc.

Nằm ở độ cao trung bình từ 1.000 - 1.600 m so với mực nước biển, CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn có tổng diện tích 2.356 km2 với gần 140 điểm di sản. Địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh với những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, khe núi sâu và hẹp, vách núi dựng đứng cao vút, chóp núi như những kim tự tháp. Đây là nơi sinh sống của 17 dân tộc anh em: Mông, Pu Péo, Lô Lô, Nùng, Hoa… Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử và sự phát triển về mọi mặt của xã hội, đồng bào các dân tộc vùng cao nguyên đá vẫn luôn giữ gìn được bản sắc riêng với nhiều nét đặc trưng và quyến rũ.

Công viên địa chất Non nước Cao Bằng mang bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô…

Với diện tích hơn 3.683 km2, CVĐC Non nước Cao Bằng là nơi minh chứng cho lịch sử phát triển địa chất phức tạp kéo dài đến hơn 500 triệu năm của trái đất. Vùng đất này có trên 130 điểm di sản địa chất cùng các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi phong phú, đa dạng như: tháp đá, nón, thung lũng, hang động, hệ thống sông hồ, hang ngầm… phản ánh một chu kỳ tiến hóa karst hoàn chỉnh ở vùng nhiệt đới phía Bắc Việt Nam.

Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Non nước Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ, thơ mộng, hệ sinh thái, giống loài động, thực vật đặc hữu. Nơi đây còn là cái nôi cách mạng với nhiều “địa chỉ đỏ” như các Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng), rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình), địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 (Thạch An)… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có hơn 200 di tích, hơn 2.000 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Văn hóa bản địa được thể hiện nổi bật trong đời sống sinh hoạt, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô…

Cung đường CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn - CVĐC Non nước Cao Bằng là một hành trình du lịch tuyệt vời cho những ai đam mê xê dịch, muốn được hòa mình vào thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống của đồng bào vùng cao. Đến huyện Mèo Vạc (Hà Giang), du khách có thể check in tại điểm dừng chân đèo Mã Pì Lèng, ngắm hẻm vực Tu Sản trên trên sông Nho Quế, thăm Tượng đài Thanh niên xung phong mở đường Hạnh phúc, tham gia lễ hội hoa tam giác mạch… Từ thị trấn Mèo Vạc đi về hướng Tây theo quốc lộ 4C, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm du thuyền trên lòng hồ Thủy điện Bảo Lâm 3, thưởng ngoạn vẻ đẹp của hẻm Phong Lưu, động Dơi, những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng và hoa gạo đỏ rực quanh hồ… Chạm đất xã Lý Bôn (Bảo Lâm), tham quan hang Lũng Lòn (động Nàng Tiên), khám phá cảnh quan xóm Khuổi Vin, Tổng Ác… rồi bước vào quốc lộ 34 đi sang huyện Bảo Lạc.

Bên dòng sông Gâm, sông Neo thơ mộng, vẻ đẹp huyền bí, mê hoặc của miền đất, văn hóa, con người Bảo Lạc làm say đắm lòng người. Thế sông đắc địa, thế núi trập trùng, cảnh sắc thiên nhiên sơn thủy, hữu tình với những danh thắng đẹp như: Phja Dạ (xã Sơn Lập) cao 1.987 m so với mặt nước biển - được coi là “nóc nhà” của Cao Bằng; đèo Khau Cốc Chà 15 tầng quanh co, hiểm trở, hồ Thôm Lốm (Xuân Trường); hồ thủy điện xã Bảo Toàn; khe Hổ Nhảy (Cô Ba)… Hòa mình vào không khí chợ phiên Bảo Lạc, du khách vừa được tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán bản địa và thưởng thức các món đặc sản thơm ngon sẽ khiến hành trình của du khách thêm phần thú vị, ý nghĩa.

Trải nghiệm du thuyền trên lòng hồ thủy điện Bảo Lâm 3, khám phá sông Nho Quế và hẻm Phong Lưu.

Từ thị trấn Bảo Lạc, bạn có thể lựa chọn 2 cung đường để khám phá 2 tuyến phía Bắc và phía Tây của CVĐC Non nước Cao Bằng. Vượt qua đèo Khau Cốc Chà (xã Xuân Trường) đi vào Quốc lộ 4A theo vành đai biên giới sang huyện Hà Quảng đến với tuyến du lịch cụm phía Bắc “Hành trình về nguồn cội”, tìm hiểu về miền đất có nhiều giá trị di sản văn hóa, lịch sử tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích lịch sử Kim Đồng (Hà Quảng); đền vua Lê, đền Dẻ Đoóng (Hòa An)… Tham cảnh quan Kéo Yên, thung lũng treo Sóc Giang, cúc đá Lũng Luông hay làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi, làng nghề giấy bản, làng hương thảo mộc Nà Kéo (Hà Quảng)…

Ngoài ra, du khách chọn đi theo quốc lộ 34 đến huyện Nguyên Bình với tuyến du lịch cụm phía Tây “Khám phá Phja Oắc - vùng núi của những đổi thay”. Điểm nhấn của tuyến này là Khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén có đỉnh Phja Oắc cao 1.931 m mây mù che phủ quanh năm. Du khách sẽ được tham quan những di tích địa chất cho thấy vùng núi này trước đây khoảng 400 triệu năm là đại dương. Địa hình núi cao tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau từ chân lên đỉnh núi, khiến cho thảm thực vật theo đó cũng thay đổi vô cùng đa dạng và phong phú. Du khách ghé thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo (Tam Kim), điểm du lịch cộng đồng xóm Hoài Khao (Quang Thành), Khu du lịch sinh thái Kolia, rừng trúc Bản Phường (Thành Công), điểm di sản san hô cổ Lang Môn (Minh Tâm) …

Việc xây dựng con đường du lịch trải nghiệm kết nối CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn với CVĐC Non nước Cao Bằng góp phần tăng cường liên kết vùng, kết nối giữa hai tỉnh Hà Giang, Cao Bằng. Đồng thời, phát huy giá trị mô hình CVĐC toàn cầu UNESCO trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.  

Nguồn: Baocaobang.vn
Cùng chuyên mục
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang

Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...

Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới
Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới

Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...

Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo
Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo

Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...

  Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển
Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển

Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...

Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam

Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...

Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh
Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh

Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương
Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc
Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc

Mới đây nhật báo Hàn Quốc Maeil Business Newspaper đã có bài viết giới thiệu về du lịch biển Việt Nam.

Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn

Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn...

"Mắt thần" trên đảo Bình Ba

Đóng quân ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, dù trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, những cán bộ, chiến...

Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách

Cuối tháng 3, biển Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp, quyến rũ hơn. Các bãi biển Mỹ Khê, Mân Thái, Non Nước, Tiên Sa…cũng đã...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ
Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ

Chúng tôi lên Sin Suối Hồ vào mùa hoa dã quỳ. Màu hoa vàng trên những ngả đường làm cho cảnh làng bản thêm ấm...

Tin đọc nhiều
Giao lưu sĩ quan trẻ Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ tư sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tại Trung Quốc
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Tuần tra song phương Quảng Bình-Khăm Muồn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam đã mang đến thành phố cảng Đại Liên nhiều thông điệp quan trọng
Bến Tre tăng cường các giải pháp chống khai thác IUU
Tổ chức kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng Phúc Sơn, Nghệ An với Đại đội 257, Bolikhamsai, Lào
Rộn ràng Liên hoan du lịch biển Nha Trang
Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển trên tất cả các lĩnh vực
Chung tay triển khai chương trình “Ánh sáng đường biên”
Quyết tâm cao gỡ cảnh báo
Bến Tre tập trung cao độ chống khai thác IUU
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo
Bình Thuận tiếp tục triển khai quyết liệt giải pháp phòng chống khai thác IUU
Từ ngày 1/8: Xét xử nghiêm các vụ đánh bắt thủy sản bất hợp pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Thượng viện Indonesia
Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 39
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Phiên họp thứ 10 Nhóm Công tác liên hợp giữa 4 tỉnh biên giới (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Góp phần bảo đảm an toàn tuyệt đối vùng biển Đông Nam của Tổ quốc
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba
Tập trung rà soát, xử lý nghiêm các tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình
Vùng 1 Hải quân thông tin tình hình biển, đảo tại Nghệ An
  Trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên công tác tại Trường Sa
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Việt Nam ủng hộ cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Ninh Bình và Hà Tĩnh
Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông