Lòng yêu nước từ lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

10/05/2024 16:53

Dọc chiều dài đất nước ta có hàng trăm đảo lớn nhỏ nhưng chỉ có đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mới có một lễ hội độc đáo như Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ở đó, lòng yêu nước được suy tôn rõ nhất, từ cung cách tổ chức cho đến nội dung của lễ.

Khao lề thế lính là gì?

Nếu không phải là người Lý Sơn hoặc chưa từng chứng kiến lễ này, khi nghe cụm từ “khao lề thế lính” thì chẳng ai hiểu mô tê gì. Chỉ 4 từ ấy thôi mà hàm chứa trong đó bao câu chuyện của cha ông thuở đi mở cõi cũng như bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia.

Vậy “khao lề thế lính” là gì? Lề ở đây được hiểu là thói quen đã thành nếp, thành lệ. Khao lề nghĩa là lệ khao hằng năm cho những binh phu ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Còn thế lính là một nghi lễ, ít nhiều mang màu sắc của đạo giáo. Người ta dùng hình nhân để thế mạng cho những binh phu đi Hoàng Sa.

Lễ Khao lề thế lính được người dân Lý Sơn duy trì hàng trăm năm nay kể từ khi chúa Nguyễn trấn nhậm phương Nam.

Hàng năm, các triều đại phong kiến Việt Nam kể từ thời chúa Nguyễn đều sai phái người ra Hoàng Sa, sau này có cả Trường Sa, bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Đội quân này không chỉ có người ở đảo Lý Sơn mà hầu như cả trai tráng ở nhiều vùng biển của Quảng Ngãi.

Thế nhưng, chỉ có ở Lý Sơn mới có lễ khao lề. Vì sao? Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - một chuyên gia nghiên cứu về văn hóa vùng biển ở Quảng Ngãi cho rằng, số người đi Hoàng Sa ở các nơi không nhiều như ở Lý Sơn.

Có lẽ, những chuyến hải hành ra Hoàng Sa giữ đảo, số lượng con em Lý Sơn chiếm tỷ lệ đông và cũng hy sinh nhiều nhất. Chính vậy nên nghi lễ tưởng nhớ đến những người hy sinh luôn được người dân Lý Sơn duy trì suốt mấy trăm năm qua.

Quang cảnh Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: Trần Đăng

Số phận những binh phu

Những người phụ nữ lớn tuổi ở Lý Sơn vẫn hay hát câu này: “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về”. Câu hát buồn như một góc biển đảo lúc hoàng hôn!

Nhìn hành trang mà họ mang theo lúc xuống thuyền đủ để thấy ra Hoàng Sa thuở ấy là đồng nghĩa với “một đi không trở lại”. Mỗi người lính, ngoài lương thảo, họ còn mang theo một đôi chiếu cói, mấy đòn tre, tấm thẻ bài khắc tên họ, bản quán.

Những thứ này để phòng khi một ai đó hy sinh, đồng đội bó xác vào hai chiếc chiếu cói kèm theo thẻ bài rồi thả xuống biển, với hy vọng là thân xác của người lính ấy sẽ dạt vào bờ. Và người dân sẽ biết thân nhân của người xấu số mà báo tin cho người thân của họ.

Cũng là một cách “phòng xa” thế thôi vì hầu như những người lính hy sinh trên những chuyến hải hành vạn dặm thời ấy đều không để lại bất cứ một dấu vết nào. Bằng chứng cho điều đó là hàng trăm ngôi mộ gió hiện vẫn tồn tại trên đảo Lý Sơn. Trong mỗi ngôi mộ chỉ là những hình nhân bằng đất sét!

Lý Sơn chỉ rộng 10km2, dân số hiện đã lên hơn 2,2 vạn người. Nhưng làng vẫn dành quỹ đất để cho những ngôi mộ gió ấy tồn tại với thời gian. Điều này đủ thấy sự khốc liệt của những chuyến đi Hoàng Sa thuở trước và sự linh thiêng mà đời đời con cháu của đảo vẫn dành cho những người hy sinh vì nghĩa lớn.

Ở Lý Sơn hiện vẫn còn những người chuyên nặn hình nhân bằng đất sét để chôn trong các ngôi mộ gió. Đó là những ngôi mộ của ngư phủ chẳng may tử nạn trên biển mà không tìm được xác.

Mộ gió có từ thời cha ông đi bảo vệ Hoàng Sa, được người dân Lý Sơn duy trì cho đến hôm nay dù nội dung có khác. Đó cũng là cách bảo tồn và tri ân lòng yêu nước vô bờ của tiền nhân.

Suy tôn lòng yêu nước

Ở Hoàng Sa có hai hòn đảo mang tên Phạm Quang Ảnh - Cai đội từng chỉ huy số binh phu ra Hoàng Sa cắm mốc chủ quyền (năm 1815 thời Gia Long) và Phạm Hữu Nhật (năm 1836 thời Minh Mạng).

Hai vị cai đội này là những chỉ huy can trường, từng ngang dọc Hoàng Sa nhiều lần. Riêng Phạm Quang Ảnh, liên tiếp trong hai năm liền, ông đã đặt chân lên Hoàng Sa để đo đạc thủy trình (1815-1816).

Thế nhưng, sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã không cho những người anh hùng ấy một cơ hội nào để trở về đất liền lần nữa.

Thân xác của họ cùng những đồng đội đã ở lại lòng biển, thay cho những cột mốc chủ quyền lãnh hải quốc gia. Thế hệ cháu con đã lấy tên hai ông để đặt tên cho hai hòn đảo ở Hoàng Sa.

Lý Sơn hiện có một miếu thờ, mang tên “chiến sĩ trận vong”. Nơi đây lưu giữ hàng trăm bài vị, mỗi bài vị tương ứng với một người lính hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa.

Qua bao năm chiến tranh, giặc giã và hỏa hoạn nhưng người dân Lý Sơn vẫn bảo vệ những tấm thẻ bài này như giữ gìn báu vật.

Cụ Võ Hiển Đạt, cho đến khi qua đời (2017), đã có 60 năm gác miếu thờ này. Ông như làm sống lại không khí của những ngày mà thanh niên Lý Sơn bước xuống thuyền để trực chỉ Hoàng Sa bằng việc phục dựng những chiếc thuyền nan mỏng manh - phương tiện để đi Hoàng Sa thuở ấy.

Nhìn vào những chiếc thuyền nan cùng các hiện vật mà người lính thuở xưa ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, con cháu hôm nay có thể hình dung về sự khốc liệt của những chuyến hải hành.

Cứ vào cữ tháng 2 âm lịch, các tộc họ trên đảo Lý Sơn lại tiến hành Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây cũng là thời điểm mà cha ông của họ xuống thuyền ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ. Toàn bộ không khí “ra Hoàng Sa” một thuở đã được tái tạo trong buổi Khao lề với tất cả sự linh thiêng và uy nghiêm.

Không phải ngẫu nhiên mà Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia từ năm 2013.

Điều khác biệt mà Lễ Khao lề giữ được chính là lễ do người dân tổ chức, đúng với tinh thần “lễ hội của nhân dân”. Vậy nên Lễ Khao lề cứ tồn tại mãi với thời gian!

Nguồn: Baoquangnam.vn
Cùng chuyên mục
Người trạm trưởng trách nhiệm, gương mẫu ở đảo Bình Ba
Người trạm trưởng trách nhiệm, gương mẫu ở đảo Bình Ba

Nắm chắc đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; đề cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên,...

Hạm đội tiền phương lớn nhất của Hải quân Mỹ thăm Khánh Hòa
Hạm đội tiền phương lớn nhất của Hải quân Mỹ thăm Khánh Hòa

Ngày 8/7, Soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và tàu Tuần duyên Waesche đã cập cảng quốc...

Australia trao đổi kinh nghiệm chống đánh bắt cá bất hợp pháp
Australia trao đổi kinh nghiệm chống đánh bắt cá bất hợp pháp

Australia áp dụng các hình phạt nặng đối với hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU),...

Bộ trưởng Malaysia đánh giá về quan hệ hợp tác ngư nghiệp với Việt Nam
Bộ trưởng Malaysia đánh giá về quan hệ hợp tác ngư nghiệp với Việt Nam

Chính phủ Malaysia và Chính phủ Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Nông nghiệp vào tháng 4/2014 tại Hà...

Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam

Ngày 26/6, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp đã tổ chức sự...

Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát...

Truyền thông Campuchia đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị với Việt Nam
Truyền thông Campuchia đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị với Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), trong những ngày qua,...

Học giả Campuchia đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia láng giềng
Học giả Campuchia đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia láng giềng

Trong không khí hướng tới kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), ngày...

Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải

Truyền thông Thái Lan ngày 16/6 đưa tin nước này cùng Campuchia và Việt Nam đang tìm cách hợp tác thiết lập tuyến hàng hải...

Chính phủ Campuchia đề cao hợp tác với các quốc gia láng giềng
Chính phủ Campuchia đề cao hợp tác với các quốc gia láng giềng

Ngày 12/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia ở thủ đô Phnom Penh diễn ra diễn đàn “Chính sách...

Tìm giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát triển kinh tế biển
Tìm giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát triển kinh tế biển

Hệ sinh thái, tài nguyên biển đang bị suy thoái, thu hẹp nghiêm trọng. Sự gia tăng chất thải ra cửa sông, ven biển, ngày...

Lào và Thái Lan xây thêm cầu qua sông Mekong
Lào và Thái Lan xây thêm cầu qua sông Mekong

Lào và Thái Lan đang lên kế hoạch xây thêm một cây cầu bắc qua sông Mekong. Đây sẽ là cây cầu thứ 6 kết...

Hàn Quốc ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam nhằm gỡ thẻ vàng IUU
Hàn Quốc ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam nhằm gỡ thẻ vàng IUU

Là những đối tác thương mại thủy sản quan trọng của nhau, Hàn Quốc ủng hộ những nỗ lực mà Việt Nam đang thực hiện...

Khởi động Đối thoại Shangri-La vì an ninh và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương
Khởi động Đối thoại Shangri-La vì an ninh và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương

Ngày 31/5, các hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 đã diễn ra tại Khách sạn Shangri-La ở Singapore, thu hút...

Quảng Nam cùng quan tâm đến các vùng biển và ven bờ tiềm năng
Quảng Nam cùng quan tâm đến các vùng biển và ven bờ tiềm năng

Không chỉ trong phạm vi các khu bảo tồn, một số vùng biển và ven bờ có tiềm năng cao về đa dạng sinh học...

Tin đọc nhiều
Giao lưu sĩ quan trẻ Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ tư sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tại Trung Quốc
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Tuần tra song phương Quảng Bình-Khăm Muồn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam đã mang đến thành phố cảng Đại Liên nhiều thông điệp quan trọng
Bến Tre tăng cường các giải pháp chống khai thác IUU
Tổ chức kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng Phúc Sơn, Nghệ An với Đại đội 257, Bolikhamsai, Lào
Rộn ràng Liên hoan du lịch biển Nha Trang
Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển trên tất cả các lĩnh vực
Chung tay triển khai chương trình “Ánh sáng đường biên”
Quyết tâm cao gỡ cảnh báo
Bến Tre tập trung cao độ chống khai thác IUU
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo
Bình Thuận tiếp tục triển khai quyết liệt giải pháp phòng chống khai thác IUU
Từ ngày 1/8: Xét xử nghiêm các vụ đánh bắt thủy sản bất hợp pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Thượng viện Indonesia
Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 39
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Phiên họp thứ 10 Nhóm Công tác liên hợp giữa 4 tỉnh biên giới (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Góp phần bảo đảm an toàn tuyệt đối vùng biển Đông Nam của Tổ quốc
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba
Tập trung rà soát, xử lý nghiêm các tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình
Vùng 1 Hải quân thông tin tình hình biển, đảo tại Nghệ An
  Trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên công tác tại Trường Sa
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Việt Nam ủng hộ cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Ninh Bình và Hà Tĩnh
Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông