Cột mốc nơi "trời thấp, đất cao"

15/11/2023 16:11

Có lẽ, trên hành trình tìm đến những cột mốc mang dấu ấn đặc biệt trên bản đồ Tổ quốc, một trong những khoảnh khắc khiến tôi vỡ òa hạnh phúc là khi đứng trên đỉnh Phu Xai Lai Leng - nóc nhà của biên cương xứ Nghệ, nơi con đường Hồ Chí Minh huyền thoại đã từ đây vươn tới muôn nẻo Trường Sơn, dẫn đến chiến thắng huyền thoại của dân tộc Việt Nam. “Một tấc bản đồ, vạn tấc quê hương”, hơn lúc nào hết, tôi cảm nhận sâu sắc câu nói ấy của những người cán bộ trắc địa, khi phóng chiếu trong tầm mắt trùng điệp núi lẫn trong mây, mây tỏa trắng rừng biên giới Nghệ An - tỉnh có đường biên giới giáp với nước bạn Lào dài nhất toàn tuyến với khoảng 468,281km, tiếp giáp với 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bô Ly Khăm Xay.

Mốc 422 trên đỉnh Pu Xai Lai Leng cao ngất. Ảnh: Phạm Vân Anh

Ngày 22/10/2009, cặp mốc đôi số 405 đã được khánh thành tại khu vực cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, khởi đầu tốt đẹp cho công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới giữa Việt Nam và Lào, khẳng định thêm tính pháp lý về chủ quyền lãnh thổ hai quốc gia. Mốc 405 (1) là mốc đôi cùng số cỡ đại, làm bằng đá hoa cương, cắm trên bờ suối Nậm Cắn phía Việt Nam thuộc địa bàn xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An tại điểm có độ cao 1.001,87m. Cái tên của vùng đất này cũng mang một ý nghĩa thật đẹp theo tiếng Thái nghĩa là “cùng chung dòng suối” biểu thị “Việt Nam và Lào, hai nước chung một dòng nước”. Nơi đó có thung lũng bình yên với những nếp nhà trầm mặc bên mùa hoa cải vàng, mùa hoa đào thắm, có quốc lộ 7C vắt vẻo lưng trời nối miền ngược với miền xuôi, đưa hàng hóa, con người Việt sang với đất bạn Lào và ngược lại.

Trung tá Phan Thanh Hồng, nguyên Đội trưởng Đội cắm mốc số 2 cho biết, với một đường biên giới dài chạy qua địa hình hiểm trở như vậy, quả thực, trách nhiệm của những người làm nhiệm vụ tôn tạo, tăng dày cột mốc ở Nghệ An rất lớn. Đội cắm mốc của hai nước thường xuyên đi cùng và sinh hoạt cùng nhau. Việc thiếu nước sinh hoạt, thiếu rau xanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là một chuyện rất đỗi thường tình. Nhiều nơi, để có nước sinh hoạt, anh em đã phải đào nhiều hố sâu quanh khu vực dựng trại, lót ni lông sạch để hứng n¬ước mưa hoặc sương đêm. Sáng ra, những hố nước ấy được chắt từng bát để rửa mặt, đánh răng và nấu ăn sáng cho cả nhóm. Rồi những ngày đông không thấy ánh mặt trời, ba bề bốn bên chỉ toàn sương mù đặc quánh và tay chân tê buốt.

Một trong những điểm mốc đặc biệt khó khăn mà Trung tá Phan Thanh Hồng nhắc đến chính là mốc 422. Đây là mốc đơn, cỡ tiểu, làm bằng đá hoa cương, cắm trên đỉnh núi Pu Xai Lai Leng thuộc địa bàn xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An tại điểm có độ cao 2.715,40m và tọa độ là 19.197769, 104.181877. Mốc thuộc địa bàn quản lý, bảo vệ của Đồn Biên phòng Na Ngoi, BĐBP Nghệ An. Những người lính ở đây cho biết, nơi biên cương “trời thấp, đất cao” này mang đặc điểm tiểu vùng khí hậu vô cùng khó chịu, trưa thì nóng như thiêu đốt, chiều mưa dông và sấm sét, tối lại lạnh buốt tay chân. Đỉnh núi cao ngự cột mốc kia nằm ở phía Tây Nam của đồn, hút tít trong mây giăng và lá đổ.

Quả đúng như ý nghĩa cái tên Phu Xa Lai Leng trong tiếng Thái là “lang thang đi đâu cũng thấy”, chỉ cần chạm đến đất Kỳ Sơn là có thể nhìn thấy đỉnh núi cao thứ 3 trong dãy Trường Sơn này. Ngọn núi gắn với truyền thuyết về những vị thần núi bảo vệ dân làng và dòng Nậm Khiên nước lành qua bao bản làng, thôn xóm. Dưới chân Pu Xai Lai Leng phía Việt Nam có 17 bản người Mông và 2 bản người Thái. Phía nước bạn Lào là huyện Mường Mộc của tỉnh Xiêng Khoảng. Để đến được mốc 422, phải vượt qua một cánh rừng già ẩn chứa nhiều kỳ hoa, dị thảo ít người biết. Khu vực này đã được các nhà khoa học xác định có sự hiện diện của 726 loài thực vật, trong đó có 270 loài dược liệu quý, cần được bảo tồn, khai thác và phát triển.

Người chiến sĩ Biên phòng dẫn đường cho chúng tôi biết, trước đây, việc tuần tra vượt đỉnh núi này vô cùng gian nan, mất thời gian ít nhất 2 ngày cả đi lẫn về. Đã vậy, thời tiết khắc nghiệt khiến anh em thường bị đói vì nước đun không sôi, cơm nấu không chín, đường đi hiểm trở nên hầu như ai cũng từng bị ngã, từng rách giày và rất nhiều hiểm hung khác đến từ đám côn trùng có độc... Sau khi đường tuần tra biên giới hoàn thành, anh em đi tuần bằng xe máy vượt 36km là lên mốc 422 chỉ trong vòng một buổi.

Nhớ lại những ngày tháng “3 cùng” với các đồng chí Việt Nam, ông Bun Lặm Xạ Nế Hả, nguyên Đội trưởng Đội cắm mốc tỉnh Bô Ly Khăm Xay luôn nhắc đến ân tình của những cán bộ cắm mốc Việt Nam đã giúp đội của mình mang vác vật liệu để dựng mốc phía bên Lào. Vất vả, gian nan thế mà tình đồng chí vẫn sáng đẹp giữa sương mù. Những người bạn Lào cũng chung sức, chung lòng thực hiện nhiệm vụ. Ấm áp biết bao khi những người cán bộ Lào và Việt Nam cùng chụm đầu che gió để nổi lửa nấu cơm, cùng băn khoăn bàn tính bên tấm bản đồ rộng mở và chiếc máy định vị GPRS để tìm bằng ra một khe suối nào đó nằm hút tít trong lòng núi... Ông Bun Lặm Xạ Nế Hả nhắc nhiều đến việc người cán bộ Việt cõng người cán bộ Lào bị ngã trẹo bàn chân hay lúc chia nhau điếu thuốc ẩm vì sơn lam chướng khí...

Tại địa bàn xã Môn Sơn, huyện Con Cuông đặt các mốc từ số 436 đến số 441, gồm 2 mốc trung và 5 mốc tiểu, hầu hết các mốc đều phải đi bộ mất 10 - 15 ngày. Đây là địa bàn thuộc vũng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, do Đồn Biên phòng Môn Sơn quản lý và bảo vệ. Vùng đất cam khó vào bậc nhất miền Tây xứ Nghệ này là thuộc vùng văn hóa Môn Sơn - Lục Dạ, nơi có dòng Đan Lai chảy qua trước khi đổ vào sông Lam, để rồi từ đó có tên gọi của tộc người Đan Lai thuộc dân tộc Thổ. Đây cũng là nơi ra đời của chi bộ đảng đầu tiên của miền núi Nghệ An do các đồng chí cán bộ cộng sản người dân tộc thiểu số đứng lên kêu gọi. Với uy tín của chi bộ đảng của người thiểu số và phong trào Nông hội đỏ mà Môn Sơn - Lục Dạ đã dựng nên chính quyền Xô Viết nông thôn, tạo nên nét đặc sắc của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931 tại Nghệ An.

Và Môn Sơn hôm nay còn được biết đến với hành trình nhân ái của những người lính Biên phòng trong giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào Đan Lai. Với tinh thần trách nhiệm và nghĩa đồng bào, những người lính Biên phòng đã hướng dẫn người dân tỉ mỉ cách cầm cuốc, cầm cày, tra hạt, cấy lúa... Ban ngày, các anh lam lũ, lăn lộn cùng bà con trên đồng ruộng; tối đến, các anh dạy chữ, dạy múa hát và tuyên truyền về cách làm ăn, sinh hoạt vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh để mọi người có thêm hiểu biết. Từ già bản đến các em nhỏ đều được khám bệnh, cấp thuốc và hướng dẫn cách phòng bệnh. Các anh còn kiên trì vận động bà con cho trẻ đến trường học, thậm chí sáng ra, các anh đến nhà học sinh đưa các em tới lớp. Hành trình đưa những thôn bản nơi đây vượt qua đói nghèo, lạc hậu, hướng đến no ấm, hạnh phúc đã gần đến đích.

Từ Môn Sơn, lại nhớ đến những cột mốc ngang trời trên đỉnh núi “lang thang ở đâu cũng thấy”, cảm nhận thật rõ nét những đổi thay của biên giới miền Tây xứ Nghệ hôm nay. Dãy núi thiêng huyền bí và hiểm hung trong tâm trí đồng bào Mông, Thái bao đời giờ đây đã được đánh thức bằng trách nhiệm và tâm huyết của cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Na Ngoi, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 4 hay Tổng đội Thanh niên xung phong 10. Những bản làng dưới chân Pu Xai Lai Leng đã trở thành vùng lương thực, vùng rau sạch nổi tiếng cùng các loại lâm thổ sản như chè Shan tuyết, bí đao, gừng, miến dong, gà đen, lợn đen... Đó chính là thành quả của một vùng biên giới hòa bình, ổn định, đoàn kết và phát triển.

Nguồn: Bienphong.com.vn
Cùng chuyên mục
Ấn tượng Lý Sơn
Ấn tượng Lý Sơn

Được nghe nhiều về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhưng chưa một lần đến, bởi vậy chúng tôi rất háo hức khi lần đầu có...

Đặc tính
Đặc tính "kiên cường" của cây sam hương giữa biển khơi Phú Qúy

Đối với người dân đảo Phú Quý (Bình Thuận), sam hương đã trở thành loại cây thân thuộc, có ý nghĩa vật chất, tinh thần...

"Của để dành" trên Vịnh Hạ Long

Ngoài các hang động nổi tiếng đã quen thuộc, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) còn vô vàn hang Karst, bãi cát, áng, hồ tuyệt đẹp...

Đảo Ba Mùn xanh
Đảo Ba Mùn xanh

Xanh biển, xanh rừng với cảnh quan hoang sơ, tươi đẹp và các giá trị đa dạng sinh học cao khiến cho bất cứ ai...

Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang

Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...

Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới
Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới

Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...

Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo
Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo

Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...

  Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển
Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển

Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...

Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam

Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...

Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh
Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh

Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương
Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc
Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc

Mới đây nhật báo Hàn Quốc Maeil Business Newspaper đã có bài viết giới thiệu về du lịch biển Việt Nam.

Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn

Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn...

"Mắt thần" trên đảo Bình Ba

Đóng quân ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, dù trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, những cán bộ, chiến...

Tin đọc nhiều
ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44-45
Hơn 10.000 học sinh ở TP Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi ‘Em yêu biển đảo quê hương’
Trang trọng Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 tại Campuchia
Góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc gặp Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức
Hải quân Việt Nam - Hải quân Philippines tổ chức thành công Phiên tham vấn song phương lần thứ 10
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 13
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres
Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung lần thứ 3 trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
  Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Đưa quan hệ Việt Nam - Brunei ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất
Việt Nam dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN
Việt Nam và Philippines nhất trí tiếp tục tham vấn, phối hợp chặt chẽ về các vấn đề trên biển, tăng cường hợp tác biển
Việt Nam - Campuchia - Lào nhất trí chung tay tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự ở khu vực biên giới
Tiếp tục bảo đảm cung cấp điện phục vụ quân và dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1
Phòng, chống tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào: Nỗ lực không ngơi nghỉ
Việt Nam và Thái Lan nhất trí tăng cường hợp tác, giữ vững đoàn kết, thống nhất trong ASEAN
Đưa quan hệ Việt Nam – Thái Lan phát triển ngày càng mạnh mẽ
  Tăng cường hòa bình, hữu nghị, ổn định trên khu vực biên giới, cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Anh
Tàu buồm huấn luyện của Hải quân Trung Quốc thăm tỉnh Khánh Hòa
Hải quân Việt Nam – Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển